Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019

Sức hút bất động sản nghỉ dưỡng tại Long An

Nằm ở phía Tây TP HCM, Long An có nhiều điều kiện để phát triển bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp.

Những năm gần đây, giới đầu tư nhận thấy sức nóng từ phát triển bất động sản ven đô TP HCM. Phía Đông thành phố nổi bật là Bình Dương và Đồng Nai. Phía Tây có Long An với vị trí cửa ngõ Đồng bằng sông Cửu Long.

 Tại Hội nghị Xúc tiến Đầu tư của tỉnh năm 2016, lãnh đạo Chính phủ đã nhấn mạnh kỳ vọng đưa Long An trở thành một trong những đầu tầu kinh tế mạnh nhất Việt Nam.

Thuận lợi của Long An là nằm giữa TP HCM với vùng Tây Nam bộ, thông qua trục Quốc lộ 1A và cao tốc Trung Lương. Long An là cửa ngõ phía Tây, kết nối TP HCM với 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh này cũng có khu kinh tế cửa khẩu với Campuchia.

Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP HCM đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Long An được định hướng thành tiểu vùng kinh tế của Sài Thành. Huyện Đức Hòa được quy hoạch là đô thị vệ tinh của TP.HCM, kết hợp công nghiệp nhẹ, nông nghiệp đô thị nhằm giãn dân cho trung tâm thành phố.

Theo đà phát triển kinh tế, bất động sản Long An dự kiến hưởng lợi. Nhờ hạ tầng và cách trung tâm TP HCM khoảng 60 phút lái xe, Đức Hòa là tâm điểm bất động sản tại Long An, thu hút được dòng vốn đầu tư từ khu vực lân cận và miền Bắc.

Cơn sốt đất nền nhỏ lẻ năm 2017-2018 dần lắng, giới đầu tư bắt đầu hướng tới các dự án được đầu tư bài bản, pháp lý rõ ràng tại Long An. Một số đơn vị đã đầu tư vào Đức Hòa, trong đó là Trần Anh Group hiện nắm lượng lớn quỹ đất vàng tại Long An.

 Dự án West Lake Golf & Villas tại đây được nhiều chuyên gia đánh giá là điểm nhấn cho bất động sản nghỉ dưỡng phía Tây TP HCM. Dự án nằm kề bên sân golf đầu tiên của Long An, đã hoạt động từ 2017 đến nay. Đây là sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế PGA, do công ty hàng đầu thế giới Thomson Perrett thiết kế.

West Lake Golf & Villas có khoảng 100 căn biệt thự đơn lập, song lập và 400 căn biệt thự mini. Khuôn viên dự án có sân golf, các tiện ích như công viên nước, công viên chủ đề, trường học liên cấp và bệnh viện đa khoa.

 Giá biệt thự tại West Lakes Golf & Villas thấp nhất 3,5 tỷ đồng đối với nhà thô và từ 4,5 tỷ đồng cho sản phẩm hoàn thiện dạng "chìa khóa trao tay". Chủ đầu tư kỳ vọng, dự án sẽ là hình mẫu tiên phong, định hình đẳng cấp và chất lượng bất động sản nghỉ dưỡng tại Long An.

Tuấn Vũ

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2019

Tiết lộ mánh khóe rửa tiền qua lĩnh vực bất động sản

"Để rửa tiền, các đối tượng phạm tội thường nhờ người thân trong gia đình mua, chuyển nhượng, cho tặng bất động sản", báo cáo nêu rõ và cho rằng đây là những căn cứ để khẳng định bất động sản có thể là kênh có nguy cơ rửa tiền cao.


Thanh tra Chính phủ vừa có Quyết định ban hành kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019-2020 và kế hoạch tổng thể cho đánh giá đa phương của Việt Nam về chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.

Đồng thời, Thanh tra Chính phủ cũng công khai Báo cáo tóm tắt đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và tài trợ khủng bố giai đoạn 2012-2017. 

Đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia. Với sự hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam sử dụng bộ công cụ đánh giá rủi ro về rửa tiền và tài trợ khủng bố do WB xây dựng để thực hiện.

Đáng chú ý, báo cáo tóm tắt kết quả đánh giá rủi ro hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố tại Việt Nam 2012-2017, ba lĩnh vực có nguy cơ rửa tiền thuộc nhóm cao là ngân hàng, bất động sản và kênh chuyển tiền phi chính thức. Đáng chú ý, báo cáo cho biết, nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng có thể liên quan đến nguồn gốc từ tội tham ô tài sản, đánh bạc và trốn thuế.

Báo cáo đánh giá rủi ro quốc gia cho thấy, các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam đã đưa ra danh sách 17 loại tội phạm nguồn của tội rửa tiền vào đánh giá và đánh giá nguy cơ rửa tiền trong 15 lĩnh vực như: Ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán, casino, dịch vụ chuyển và thu đổi ngoại tệ, cầm đồ, luật sư, công chức và các chuyên gia pháp lý độc lập khác, hệ thống chuyển tiền ngầm...

Theo báo cáo đánh giá, nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng ở mức "cao", chiếm gần 90% tổng số báo cáo giao dịch đáng ngờ (STR) gửi đến Cục Phòng chống rửa tiền cao hơn các lĩnh vực khác.

“Mặc dù phải khẳng định rằng, không phải tất cả các khoản tiền bất chính đều được tội phạm đưa vào chu trình tẩy rửa tiền, song điều này cũng chứng tỏ so với các lĩnh vực khác trong nền kinh tế, khả năng bọn tội phạm lựa chọn hệ thống ngân hàng nhằm hợp thức hóa các khoản thu bất chính để biến những đồng “tiền bẩn” trên thành “tiền sạch” là cao hơn” - báo cáo đánh giá nêu rõ.

Bởi căn cứ vào những vụ đại án đã và đang bị điều tra về tội rửa tiền thời gian qua và các số liệu về STR của Cục phòng, chống rửa tiền có thấy nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng có thể liên quan chủ yếu đến việc rửa tiền có nguồn gốc từ tội phạm tham ô tài sản (tội phạm chủ yếu liên quan đến người có chức vụ, quyền hạn), đánh bạc và trốn thuế. “Để che giấu nguồn tiền thu được, tội phạm thường sử dụng tài khoản ngân hàng dưới tên người khác để nhận và chuyển các khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp”.

Ngoài lĩnh vực ngân hàng, bất động sản và kênh chuyển tiền phi chính thức cũng nằm trong nhóm có nguy cơ rửa tiền cao.

Bất động sản thu hút nhiều nguồn tiền đầu tư giá trị lớn, các giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản có thể thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản và không thông qua sàn giao dịch bất động sản, nên rất khó cho các cơ quan chức năng kiểm tra, xác định nguồn gốc của tiền.

Ngoài ra, với các vụ đại án về tham ô, cũng như vụ đánh bạc nghìn tỷ đồng đang bị điều tra về rửa tiền, các tài sản thu được từ các vụ án đều liên quan đến các bất động sản. "Để rửa tiền, các đối tượng phạm tội thường nhờ người thân trong gia đình mua, chuyển nhượng, cho tặng bất động sản", báo cáo nêu và cho rằng đây là những căn cứ để khẳng định bất động sản có thể là kênh có nguy cơ rửa tiền cao.

Với lợi ích về phí chuyển tiền, tính tiện lợi, không phải chứng minh mục đích chuyển tiền, tính đơn giản về thủ tục... so với các kênh chuyển tiền chính thức, các kênh phi chính thức (chuyển tiền ngầm) cũng được sử dụng để chuyển kiều hối về Việt Nam. Đồng thời, kênh này cũng tiềm ẩn nguy cơ rửa tiền cao hơn, báo cáo nhận xét.

Các lĩnh vực còn lại như chứng khoán, casino, kiều hối, bảo hiểm, kế toán - kiểm toán... được xếp ở nhóm có nguy cơ rửa tiền trung bình hoặc thấp.

Báo cáo cho biết, kết quả phân tích và đánh giá cho thấy mức độ tổn thương về rửa tiền ở Việt Nam ở mức Trung bình cao. Một số nhân tố chính ảnh hưởng đến kết quả đánh giá này gồm: Chính sách và việc thực thi chính sách, chiến lược phòng, chống rửa tiền bộc lộ nhiều hạn chế; Cục Phòng, chống rửa tiền chỉ là một đơn vị thuộc cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng nên còn hạn chế trong việc thực hiện chức năng của một đơn vị tình báo tài chính theo chuẩn mực quốc tế; kết quả điều tra, truy tố, xét xử đối với tội rửa tiền và vài trợ khủng bố còn rất khiêm tốn;…

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2019

Bất động sản có thể kéo dài chu kỳ giảm tốc

Chuyên gia dự đoán đà giảm tốc của thị trường địa ốc sẽ dài thêm nếu các nút thắt pháp lý chưa được tháo gỡ.

Phó trưởng khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing Đại học Kinh tế TP HCM, Huỳnh Phước Nghĩa cho biết, khảo sát sơ bộ, trong 10 tháng qua, toàn cảnh thị trường bất động sản Sài Gòn có diễn biến sụt giảm nguồn cung, lượng giao dịch có xu hướng đi xuống thấp hơn so với một vài năm trước. Cá biệt một số phân khúc khan hiếm hàng hóa trầm trọng, giao dịch kém. Mặc dù thanh khoản hạ nhiệt, giá nhà đất vẫn neo ở mức rất cao.



Diễn tiến điều chỉnh mạnh mẽ của thị trường xuất phát chủ yếu từ pháp lý dự án quá chậm. Do vướng quy trình rà soát, thanh tra, kiểm tra hàng loạt dự án lùi thời hạn ra mắt thị trường, không thể triển khai nhanh như dự kiến. Điều này khiến cho ngày càng có ít sản phẩm nhà ở đủ điều kiện pháp lý đưa ra thị trường và tâm lý hoài nghi của khách hàng, nhà đầu tư cũng lớn dần.

Theo ông Nghĩa, nếu các vướng mắc pháp lý không sớm được tháo gỡ, đà giảm tốc của thị trường địa ốc TP HCM có thể kéo dài đến hết năm 2020 thậm chí lâu hơn. Kịch bản màu xám đang đến rất gần và rất khó kéo thị trường bất động sản nhanh chóng trở lại đà tăng trưởng nóng như giai đoạn 2016-2017.

Thông thường độ trễ của các thủ tục pháp lý bất động sản kéo dài trong 12-18 tháng, đồng nghĩa với việc các dự án có thể phải lùi ngày mở bán chính thức, ký hợp đồng mua bán sang tận năm 2020, thậm chí lộ trình xa hơn là năm 2021. "Vì vậy, vướng thủ tục pháp lý đang trở thành một trong những rủi ro lớn nhất đối với thị trường bất động sản hiện nay", ông Nghĩa nói.

 Chuyên gia này cho rằng có khá nhiều yếu tố tác động dây chuyền khiến thị trường giảm nhiệt và đi ngang như hiện nay. Thứ nhất là pháp lý các dự án đang kéo dài làm nguồn cung trì trệ. Kế đến là hạ tầng có tốc độ triển khai chậm so với tiến độ đề ra khiến thị trường thiếu lực đỡ trực tiếp.

Thứ ba là động thái siết tín dụng bất động sản của ngân hàng đang khiến các dòng vốn không cập bến thị trường địa ốc mà dần dịch chuyển sang các kênh đầu tư thay thế khác. Thứ tư là bong bóng giá đất tích tụ quá lớn khiến cho các tài sản bị định giá quá cao, cản trở kỳ vọng tăng giá ngắn hạn. Những yếu tố này cộng lại đang tạo ra sức ì lớn cho thị trường trong năm 2019 và có thể kéo dài sang tận năm 2020.

Trước đó, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cũng từng cảnh báo về xu thế sụt giảm của thị trường bất động sản giai đoạn 2017-2019. Chủ tịch HoREA, Lê Hoàng Châu đánh giá trong hai năm gần đây (2018-2019), thị trường bất động sản (phân khúc nhà ở) trên địa bàn bị sụt giảm nguồn cung kỷ lục. Có nhiều dự án nhà ở bị "đứng hình" do không thực hiện được các thủ tục đầu tư xây dựng, hoặc bị dừng triển khai.

Nguyên nhân của tình trạng khan hiếm dự án nhà ở này, theo ông Châu là vướng mắc, xung đột của một số quy phạm pháp luật và do cả công tác thực thi pháp luật. Nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả, tình trạng sụt giảm quy mô thị trường sẽ còn tiếp tục.

Ông Châu dự báo, hệ quả trực tiếp của đà sụt giảm này là một số doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn, thậm chí nguy cơ phá sản. Ngoài ra, một hệ lụy nữa là người mua nhà cuối cùng sẽ chịu thiệt nhiều nhất khi giá bất động sản ngày càng đắt đỏ và tăng vọt, trở nên khó tiếp cận hơn.

Vũ Lê

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

Cảnh báo nguy cơ rửa tiền qua ngân hàng, bất động sản

Để rửa tiền, các đối tượng phạm tội thường nhờ người thân mua, chuyển nhượng, cho tặng bất động sản hoặc chọn hệ thống ngân hàng nhằm hợp pháp hoá các khoản thu bất chính để biến “tiền bẩn” thành “tiền sạch”. Các cơ quan chức năng đánh giá, trong số 15 lĩnh vực có nguy cơ “rửa tiền” thì ngân hàng, bất động sản ở mức cao.


Phó tổng Thanh tra Chính phủ - Bùi Ngọc Lam vừa ký quyết định ban hành kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019-2020 và kế hoạch tổng thể cho đánh giá đa phương của Việt Nam về chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố.

Ngoài ra, TTCP cũng công khai Báo cáo tóm tắt đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và tài trợ khủng bố giai đoạn 2012-2017.

Tội phạm tham ô tài sản, nhận hối lộ có nguy cơ rửa tiền cao

Theo báo cáo này, các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam đã đưa ra danh sách 17 loại tội phạm nguồn của tội rửa tiền vào đánh giá và đánh giá nguy cơ rửa tiền trong 15 lĩnh vực như: ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ chuyển và thu đổi ngoại tệ, cầm đồ....

Báo cáo xác định, trong số 17 loại tội phạm nguồn chính của tội phạm rửa tiền thì tội phạm tham ô tài sản có nguy cơ rửa tiền cao. Trong nhóm tội phạm về tham nhũng, so với tội hối lộ và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thì số vụ án bị truy tố, xét xử về tội tham ô tài sản cao hơn, cụ thể: năm 2106 xét xử 80 vụ với 161 bị cáo, năm 2107 xét xử 18 vụ với 41 bị cáo. Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tiến hành điều tra, khởi tố 1 vụ án về tội rửa tiền có nguồn ngốc từ tội tham ô.

Qua các vụ tham ô tham tài sản được xét xử cho thấy, các khoản tiền bị chiếm đoạt là rất lớn, có những vụ án lên đến hàng trăm tỷ đồng. Các khoản tiền bị chiếm đoạt này được các đối tượng sử dụng cho mục đích chi tiêu cá nhân, mua sắm bất động sản, tài sản có giá trị hoặc được “rửa tiền”.

Điển hình như vụ Giang Kim Đạt, nguyên quyền trưởng phòng Công ty TNHH Một thành viên vận tải viễn dương Vinashin - Vinashinlines) đã chiếm đoạt 260 tỷ đồng hoa hồng của Vinashinlines.

Số tiền này, Đạt đưa cho ông Trần Văn Liêm (nguyên tổng giám đốc Vinashinlines) 150.000 USD, còn lại chuyển vào 22 tài khoản của bố đẻ là Giang Văn Hiển để mua 40 bất động sản, mua đi bán lại 13 chiếc ôtô. Bố đẻ Giang Kim Đạt sau đó đã bị tuyên phạt 12 năm tù về tội “rửa tiền”.

Đối với tội nhận hối lộ, báo cáo cho biết thực tế hành vi hối lộ thường khó phát hiện nhưng những năm gần đây những vụ án hối lộ thường có giá trị lớn dẫn đến nguy cơ rửa tiền với tội phạm này ngày càng tăng cao. Số tiền phải thi hành án đối với tội hối lộ năm 2017 tăng gấp 3 lần so với năm 2016. Chính vì vậy, TTCP nhận định nguy cơ tiềm ẩn về rửa tiền đối với loại tội phạm này ở mức độ “Trung bình cao”.

Bên cạnh đó, TTCP cũng cho rằng: Tội phạm lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thuộc nhóm tội tham nhũng nên cần đặc biệt quan tâm theo dõi trong quá trình điều tra về tội rửa tiền. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này cho đến nay cho thấy tội phạm chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản thuộc nhóm nguy cơ cao liên quan đến rửa tiền.

Biến "tiền bẩn" thành "tiền sạch" qua bất động sản, ngân hàng

Báo cáo cũng đánh giá nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng ở mức cao, chiếm gần 90% tổng số báo cáo giao dịch đáng ngờ (STR) gửi đến Cục Phòng chống rửa tiền.

“Mặc dù không phải tất cả các khoản tiền bất chính đều được tội phạm đưa vào chu trình tẩy rửa tiền, song điều này cũng chứng tỏ so với các lĩnh vực khác trong nền kinh tế, khả năng bọn tội phạm lựa chọn hệ thống ngân hàng nhằm hợp thức hóa các khoản thu bất chính để biến những đồng “tiền bẩn” trên thành “tiền sạch” là cao hơn” – báo cáo đánh giá do TTCP cung cấp nêu.

Vẫn theo TTCP, căn cứ vào những vụ đại án đã và đang bị điều tra về tội rửa tiền thời gian qua và các số liệu về STR của Cục phòng, chống rửa tiền có thấy nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng có thể liên quan chủ yếu đến việc rửa tiền có nguồn gốc từ tội phạm tham ô tài sản (tội phạm chủ yếu liên quan đến người có chức vụ, quyền hạn), đánh bạc và trốn thuế. Để che giấu nguồn tiền thu được, tội phạm thường sử dụng tài khoản ngân hàng dưới tên người khác để nhận và chuyển các khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp.

Bên cạnh đó, lĩnh vực bất động sản cũng thu hút được nhiều nguồn tiền đầu tư có giá trị lớn, các giao dịch mua bán, chuyển nhượng có thể thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản và không thông qua sàn giao dịch bất động sản nên rất khó cho các cơ quan chức năng kiểm tra, xác định nguồn gốc của tiền.

Ngoài ra, đối với các vụ đại án về tham ô tài sản xảy ra trong thời gian qua cũng như vụ đánh bạc nghìn tỷ đang bị điều tra về tội rửa tiền thì số các tài sản thu được từ các vụ án chủ yếu là bất động sản. Để rửa tiền, các đối tượng phạm tội thường nhờ người thân mua, chuyển nhượng, cho tặng bất động sản. Với các phân tích nêu trên, cơ quan chức năng kết luận nguy cơ  rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản là cao.

Đến nay chưa xảy ra khủng bố do cá nhân, tổ chức khủng bố quốc tế thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Thực hiện Nghị quyết số 1267 của Liên hợp quốc, Bộ Công an đã cập nhật danh sách 2.300 cá nhân, tổ chức khủng bố quốc tế, 4.500 phôi hộ chiếu bị mất cắp có thể bị đối tượng khủng bố lợi dụng. Qua kiểm soát nhập cảnh, Bộ Công an chưa phát hiện đối tượng khủng bố hoặc nghi khủng bố quốc tế hoặc cá nhân sử dụng phôi hộ chiếu bị mất cắp nhập cảnh vào Việt Nam. Đồng thời chưa phát hiện vụ vận chuyển tiền, vũ khí, vật liệu nổ liên quan đến khủng bố từ nước ngoài vào Việt Nam.
Dương Lê

Ra mắt dòng BĐS nghỉ dưỡng siêu cao cấp

Sự kiện ra mắt dòng nghỉ dưỡng được tổ chức tại Lotte Hà Nội vào ngày 31/10/2019 vừa qua chính là màn “chào sân” đầy ấn tượng của Sunshine Homes trên thị trường nghỉ dưỡng vốn sôi động và giàu tiềm năng.

Ghi dấu ấn đậm nét trên thị trường bất động sản hạng sang, Sunshine Homes – thương hiệu phát triển BĐS của Tập đoàn Sunshine đã trở thành một cái tên nổi bật với hàng loạt những dự án nhà ở cao cấp tại Hà Nội và TP.HCM. Không dừng lại ở đó, mới đây, thương hiệu này tiếp tục chinh phục thị trường bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp bằng các sản phẩm đột phá, khác biệt hoàn toàn với các sản phẩm cùng phân khúc của các CĐT khác.

Sunshine Group gây chấn động với 2 dòng nghỉ dưỡng mới

Quy mô và hoành tráng, lễ ra mắt dòng bất động sản nghỉ dưỡng với 2 loại hình: Sunshine Marina – nghỉ dưỡng du lịch và Sunshine Premier – nghỉ dưỡng nội đô của Sunshine Homes được thể hiện qua những vũ điệu của âm nhạc và ánh sáng hiện đại nhất. Khán giả đã được mãn nhãn với hệ thống màn hình Led siêu lớn, hiệu ứng sân khấu ấn tượng cùng nghệ thuật trình diễn đỉnh cao, cũng như các thông tin cực kỳ choáng ngợp mà Sunshine Homes cung cấp về dòng sản phẩm.

Phần thể hiện xuất sắc của các nghệ sỹ hàng đầu showbiz Việt hiện nay như Đông Nhi, Noo Phước Thịnh, nhóm nhạc nam MTV,… cùng sự đầu tư của các Top múa đương đại nổi tiếng đã truyền tải những thông điệp và ý nghĩa sâu sắc mà Sunshine Group muốn gửi gắm tới khách hàng.

Được dẫn dắt bởi nghệ thuật, bức tranh về một "thiên đường nghỉ dưỡng" tại các dự án của Sunshine Group dần hiện ra, nơi con người có thể được tận hưởng một cách trọn vẹn nhất giá trị sống thượng lưu, đẳng cấp hàng đầu thế giới, nơi thỏa mãn mọi nhu cầu của cuộc sống, từ mua sắm, ăn uống cho tới nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Khách mời có thể cảm nhận được sự thăng hoa của kiến trúc, công nghệ và đỉnh cao tiện ích sẽ có trong dòng sản phẩm nghỉ dưỡng du lịch và nghỉ dưỡng lưu trú nội đô của Tập đoàn Sunshine.

Sunshine Homes và tham vọng thay đổi tư duy BĐS nghỉ dưỡng

Cũng trong sự kiện, Sunshine Group đã hé lộ những dự án mở màn trong bộ đôi dòng sản phẩm nghỉ dưỡng vừa ra mắt, kỳ vọng sẽ tạo nên đột phá, nâng tầm bất động sản nghỉ dưỡng ở Việt Nam.

Theo đó, Sunshine Marina gồm các dự án nghỉ dưỡng tại các thành phố du lịch nổi tiếng như Nha Trang (Khánh Hòa), Hạ Long (Quảng Ninh), Hội An (Quảng Nam),… với điểm nhấn đặc trưng là được phát triển theo mô hình Integrated Resort (IR) - mô hình nghỉ dưỡng phức hợp, nơi hội tụ các hoạt động du lịch, vui chơi, giải trí cao cấp. Các dự án này đều sở hữu các vị trí tại các bãi biển đẹp, các điểm đến được thiên nhiên ưu đãi, có điểm nhấn văn hóa đặc sắc.

Trong khi đó, Sunshine Premier - bộ sưu tập các dự án bất động sản nghỉ dưỡng lưu trú nội đô chất lượng cao tại các trung tâm đô thị lớn, điểm đến hàng đầu Việt Nam như Hà Nội, TP.HCM,… sẽ bao gồm các dự án: Sunshine Empire và Sunshine Dragon Twin Tower. Điểm nhấn “đắt giá” của dòng Sunshine Premier chính là các phòng khách sạn chuẩn 5 sao cùng với hệ thống tiện ích tiêu chuẩn resort nội đô, đặc biệt phù hợp với giới thượng lưu.

Với lợi thế từ tiền thân của một nhà phát triển phần mềm chuyên nghiệp trong và ngoài nước, Sunshine Group đã tạo nên điểm cộng cho tất cả các dòng dự án bất động sản nghỉ dưỡng khi ứng dụng những công nghệ 4.0 tân tiến, hiện đại nhất trong quản lý và vận hành dự án, mang đến cho du khách một "hệ sinh thái" tiện nghi, thời thượng.

Mang tới cho thị trường những điều mới mẻ, khác biệt, phát biểu tại sự kiện, đại diện chủ đầu tư, bà Dương Thị Mai Hoa – Tổng giám đốc Sunshine Homes đã kỳ vọng 2 dòng sản phẩm này sẽ là lựa chọn đúng đắn, đầy khôn ngoan của những nhà đầu tư sành sỏi cũng như đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách mua nhà.

Được biết, để đánh dấu sự ra mắt 2 dòng bất động sản nghỉ dưỡng đình đám, Sunshine Homes sẽ tổ chức một chuỗi những sự kiện hoành tráng, bùng nổ để chính thức đánh dấu sự ra đời của những công trình kiến tạo biểu tượng tiên phong này. Sau Hà Nội, tới đây, vào ngày 2/11, Sunshine Home sẽ tiếp tục có màn chào sân tại thị trường phía Nam bằng một sự kiện hoành tráng tại Gem Center Sài Gòn.

Có thể nói, bằng việc kiến tạo những sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng mang tầm quốc tế, Sunshine Homes đã thỏa mãn nhu cầu ở sang, sống chất của nhiều tầng lớp khách hàng cũng như mở ra một cơ hội đầu tư sinh lời trọn vẹn, siêu hấp dẫn dành cho những nhà đầu tư. Đây không còn đơn thuần chỉ là sản phẩm đầu tư hay tài sản khác biệt mà đã trở thành một điểm nhấn nổi trội đưa thị trường BĐS Việt lên một tầm cao mới.

Bất động sản TP.HCM: người dân khó có nhà hơn

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA) vừa gửi văn bản cảnh báo tình trạng dự án bị "đứng hình" vì các thủ tục pháp lý vẫn phổ biến và nếu không xử lý dứt điểm, một số doanh nghiệp bất động sản có nguy cơ phá sản.


Dù các công ty nghiên cứu thị trường về tình hình bất động sản quý 3-2019 cho thấy nguồn cung căn hộ đã tăng trở lại, nhưng không vì thế mà tình hình thị trường bất động sản tại TP.HCM đã hết rủi ro cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Số liệu không phản ánh hết thực trạng

Theo Công ty Savills, nguồn cung mới tăng mạnh trong quý 3-2019, nguồn cung sơ cấp đạt hơn 19.000 căn hộ, trong đó 76% tới từ các dự án mở bán mới. Tuy nhiên, thực tế phần lớn lượng căn hộ mở bán mới tới từ giai đoạn đầu của dự án Vinhomes Grand Park của Vingroup.

Theo thống kê của Công ty DKRA, quý 3-2019 có 13.853 căn hộ cung cấp ra thị trường, tăng tới 5,4 lần so với quý 2-2019, tỉ lệ tiêu thụ lên tới 96%. 

Đây cũng là quý có lượng căn hộ ra thị trường cao nhất kể từ đầu năm 2018. Trong khi hai quý đầu năm 2019, thị trường chứng kiến nguồn cung giảm kỷ lục khi hàng loạt dự án chậm triển khai hoặc vướng các thủ tục pháp lý.

Tuy nhiên, theo các công ty bất động sản, con số sản phẩm căn hộ ra thị trường tăng đột biến trong quý vừa qua không phản ánh việc thị trường đã tăng trưởng trở lại. Bởi phần lớn lượng tăng này đến từ chỉ một dự án tại quận 9. 

"Một dự án cung cấp tới 70% tổng số căn hộ mới của toàn bộ thị trường sẽ tạo ra một bức tranh không chính xác về tình hình chung. Nguồn cung mới từ các dự án của các công ty khác vẫn rất khan hiếm dù nhu cầu ở mức cao" - giám đốc một công ty môi giới bất động sản tại quận Bình Thạnh cho biết.

Ông Nguyễn Hoàng, giám đốc bộ phận R&D Công ty DKRA, cũng cho rằng ngoài dự án của Vinhomes tại quận 9 đưa ra trên 10.000 căn hộ, các sàn bất động sản những tháng vừa qua đều thiếu sản phẩm mới để bán.

Tiếp tục sụt giảm nhiều chỉ tiêu

Theo HOREA, 9 tháng đầu năm 2019, thị trường bat dong san TP.HCM tiếp tục xu thế sụt giảm khi chỉ có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư, giảm khoảng 83%. Không có dự án nhà ở nào được công nhận chủ đầu tư; chỉ có 12 dự án được chấp thuận đầu tư và chỉ có 24 dự án được cấp phép xây dựng.

Đồng thời chỉ có 32 dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện huy động vốn với 19.662 căn nhà, giảm 58,44% về số lượng dự án và giảm 30,56% về số lượng căn nhà so với năm 2018.

Theo ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch HOREA, việc thiếu sản phẩm nhà ở, nhất là căn hộ nhà ở thương mại bình dân có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội, dẫn đến giá nhà đất tăng, khiến số đông người tiêu dùng khó có nhà ở hơn. HOREA cho rằng mất cân bằng "cung - cầu" làm giá nhà dễ bị đẩy lên cao, dễ sinh đầu cơ, "lướt sóng".

Ông Châu vẫn cho rằng nguyên nhân lớn nhất là từ vướng mắc pháp luật, quy định thiếu đồng bộ, xung đột gây ra "điểm nghẽn". Ví dụ, từ ngày 1-7-2015 (ngày Luật nhà ở có hiệu lực) đến tháng 8-2018 đã có 126 dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp bị dừng các thủ tục đầu tư dù đã có quyết định chủ trương đầu tư, không làm được thủ tục phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 để làm các thủ tục đầu tư xây dựng...

Ngoài ra, từ tháng 3-2017, theo chỉ đạo của Thủ tướng, đã có khoảng 150 dự án liên quan quỹ đất công bị tạm dừng để rà soát. Đến tháng 2-2019, đã có 124/150 dự án cho phép hoạt động nhưng thực chất nhiều dự án vẫn chưa hoạt động bình thường.

"Do vậy, tôi đã tiếp tục kiến nghị TP và nhiều cơ quan trung ương về việc điều chỉnh, tháo gỡ nhiều vướng mắc, xung đột pháp luật liên quan nhằm giải quyết căn cơ, hiệu quả vấn đề..." - ông Châu nói.

Nguồn: Sở Xây dựng TP.HCM

Chuyện người giàu thành phố chọn về Biên Hoà

John Đỗ, nhân sự cấp cao của một công ty kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, vừa quyết định Nam tiến theo nhu cầu của công ty cộng với nguyện vọng cá nhân anh.

38 tuổi, gia đình nhà cửa ổn định, công việc thăng tiến đều, anh muốn được trải nghiệm nhiều hơn trong điều kiện mình đang có.


Nhu cầu cao của người giàu trẻ

"Tôi không cố định mình phải ở đâu đó mãi. Rời Hà Nội vào TP.HCM sinh sống và làm việc là một trải nghiệm đáng giá tôi đã suy nghĩ lâu nay. Tôi thích không gian thoáng đạt của miền Nam sông nước vô cùng", John mở lòng.

Với anh, cuộc sống đương nhiên phải an cư, song không bó mình trong một không gian chật hẹp mà phải mở, thoáng và tiện nghi tối đa. "Ở tuổi này tôi và nhiều bạn bè đã có những điều kiện nhất định để chiều chuộng mình và gia đình hơn. Và một chốn an cư xanh, an toàn, tiện nghi, thoả mãn nhu cầu ở mức cao để giúp chúng tôi cân bằng cuộc sống, tái tạo năng lượng sau mỗi ngày làm việc luôn là ưu tiên hàng đầu", anh chia sẻ.

Trên tinh thần đó, khi tìm nơi an cư, không bất ngờ khi John chọn mua một căn nhà phố tại khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City ở Biên Hoà, cách quận 1 nơi anh sẽ làm việc khoảng 25 phút lái xe.

"Khoảng 3 năm nữa thì dự án mới hoàn thiện. Khi đấy, mỗi ngày sau giờ đi làm về, tôi lại được đi bộ trong công viên rợp bóng cây, con cái tự do vui chơi khám phá thiên nhiên. Cuối tuần cả nhà cùng nhau mua sắm, dạo chơi trên du thuyền hay tụ tập bạn bè nướng BBQ cho một buổi tiệc tối thì còn gì tuyệt vời hơn.", anh John chia sẻ. 

Aqua City được quy hoạch theo mô hình đô thị sinh thái thông minh chuẩn mực trên diện tích hàng trăm ha. Trong đó, 70% diện tích dự án được dành cho cảnh quan xanh và các tiện ích nội khu hiện đại, đẳng cấp như bến du thuyền, trung tâm thể thao Aqua Sport Complex, công viên ven sông, quảng trường công cộng, khu cắm trại, trường học, phòng khám…

Đại diện một nhà phát triển bất động sản tại Sài Gòn cho rằng xây dựng 1 khu đô thị thì dễ nhưng để xây dựng 1 cộng đồng văn minh ở khu đô thị đó, đảm bảo khu dân cư đó đạt chuẩn sống tốt không hề dễ dàng. Đây cũng chính là ‘hạng mục mềm’ mà các chủ đầu tư lớn như Novaland đang chú trọng. 

Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City còn gây ấn tượng với các khách hàng tiềm năng khi nằm ở vị trí kết nối giao thương chiến lược, là tâm điểm kết nối trong tứ giác vàng TP. HCM - Đồng Nai - Vũng Tàu - Phan Thiết. 

Với ưu thế địa lý của một vùng xanh mát ven sông, dự án thừa hưởng các yếu tố sinh thái tự nhiên khi được bao quanh bởi hệ thống sông Đồng Nai, sông Buông, sông Trong rộng lớn, mang lại sự tươi mát cho cả khu vực lớn.

Nơi an cư xứng tầm cho cư dân sành điệu

Những người trẻ thành đạt, điều kiện kinh tế cao như John đang xuất hiện ngày càng nhiều tại Việt Nam, cùng với đà tăng trưởng kinh tế và các cơ hội lớn từ toàn cầu hoá và cách mạng 4.0. Họ có gu thẩm mỹ cao, rất khắt khe trong việc chọn lựa không gian sống chất lượng.

Nắm bắt nhu cầu khắt khe này, các nhà phát triển bất động sản có uy tín và tiềm lực lớn luôn chú trọng cả thiết kế và chất lượng sản phẩm. Đơn cử, khi phát triển khu đô thị sinh thái Aqua City, Novaland đã quy hoạch nhiều loại hình sản phẩm và đưa vào đa dạng các tiện ích đáp ứng mọi nhu cầu sinh sống nghỉ dưỡng của cộng đồng dân cư.

Nếu như khu biệt thự The Grand Villas thơ mộng mang lại cảm giác "như nghỉ dưỡng" mỗi ngày thì The Elite lại nổi lên như một trong những lựa chọn lý tưởng nhất dành cho các gia đình trẻ - những cư dân trí thức, sành điệu đang tìm kiếm cho mình một "chốn riêng" hoàn hảo. 

Nằm ngay vị trí mặt tiền đường Hương lộ 2, đối diện bến du thuyền 5 sao đẳng cấp, The Elite tạo ấn tượng với đường nét thiết kế đậm chất Âu Mỹ cùng sự trau chuốt trong từng chi tiết. Đây là lối kiến trúc mang lại cảm giác phóng khoáng hài hòa, hướng đến sự tối giản, đề cao tính riêng tư và tiện nghi. Với nhiều kiểu mẫu đa dạng mang vẻ đẹp cá tính như nhà phố, nhà thương mại, biệt thự đơn lập, biệt thự song lập, biệt thự vườn… mỗi không gian tại The Elite đều có thể thỏa mãn nhu cầu về thẩm mỹ và phong cách sống thượng lưu khác nhau.

Điểm nổi bật của The Elite phải kể đến trung tâm Thể thao đa năng Aqua Sport Complex được quy hoạch trên diện tích rộng đến 2,2 ha, tích hợp với khu thương mại, mua sắm, ăn uống, giải trí, spa và bảo tàng xe hơi.

Song song với nhịp sống năng động, cư dân vẫn có thể tìm thấy khoảnh khắc cân bằng giữa những tất bật, bằng cách thư giãn trong không gian xanh mát nội khu, các clubhouse hay hồ bơi rộng lớn, chèo thuyền kayak trên sông, len lỏi qua các dòng kênh; tụ tập cùng gia đình hay bạn bè trong khu cắm trại... Những dịch vụ xã hội khác như trường học, thư viện, hay bệnh viện cũng chỉ cách vài bước chân. 

Ngoài ra, nhịp sống của một thành phố sầm uất Biên Hoà cũng đang đợi chờ các cư dân của cộng đồng tinh hoa, với hội sở ngân hàng, văn phòng nước ngoài, trung tâm thương mại Aeon mall…

Từ những giá trị sống khác biệt, vượt tầm chuẩn mực, The Elite của Aqua City được giới chuyên môn đánh giá là nơi an cư xứng tầm cho cộng đồng tinh hoa trẻ và thành đạt.

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

HOREA cảnh báo nhiều công ty bất động sản nguy cơ phá sản

Theo Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HOREA), nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả các vướng mắc và điểm nghẽn, thì tình trạng sụt giảm quy mô thị trường sẽ tiếp tục trong thời gian tới, dẫn đến một số doanh nghiệp bất động sản khó khăn và phá sản.

Theo HOREA, trong hai năm gần đây, thị trường bất động sản TP.HCM bị sụt giảm mạnh nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở. Có nhiều dự án nhà ở bị “đứng hình” do không thực hiện được các thủ tục đầu tư xây dựng, hoặc bị dừng triển khai.

Tình trạng thiếu sản phẩm nhà ở, nhất là căn hộ nhà ở thương mại bình dân có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội, dẫn đến giá nhà đất tăng (do tổng cầu quá lớn nhưng nguồn cung ít), làm cho số đông người tiêu dùng là người có thu nhập trung bình và người có thu nhập thấp đô thị khó tạo lập nhà ở hơn.

Trong 9 tháng qua, các doanh nghiệp xây dựng cũng bị sụt giảm khoảng 30-50% số lượng hợp đồng nhận thầu xây lắp; các nhà cung cấp thiết bị, vật tư bị sụt giảm doanh thu bán hàng; các doanh nghiệp sản xuất thiết bị, vật liệu xây dựng gặp khó khăn trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Theo Sở xây dựng TP.HCM, 9 tháng đầu năm 2019, số lượng dự án nhà ở hoàn thành đã bị sụt giảm mạnh, chỉ có 17 dự án chỉ bằng khoảng 36% về số lượng dự án so với năm 2018.

Trong 9 tháng đầu năm 2019, đã có 32 dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện huy động vốn, chỉ có 1 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư; không có dự án nhà ở nào được công nhận chủ đầu tư.

TạI TP.HCM, 9 tháng đầu năm 2019, số thu từ tiền sử dụng đất dự án lại tiếp tục xu thế sụt giảm, chỉ thu được 9.861 tỉ đồng, giảm 18,26% so với cùng kỳ năm trước và chỉ còn chiếm tỷ trọng 3,9% tổng thu ngân sách nội địa.



Theo HOREA, khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay là nhiều dự án nhà ở bị “ách tắc, đứng hình” dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung dự án, thiếu nguồn cung sản phẩm, nhất là thiếu loại căn hộ nhà ở thương mại có giá bán vừa túi tiền, nhà ở xã hội.

Tình trạng mất cân bằng “cung-cầu” do nguồn cung quá ít trong lúc nhu cầu quá cao làm cho giá nhà dễ bị đẩy lên cao, dễ xuất hiện tình trạng đầu cơ, đầu tư lướt sóng.Xét về bản chất, thị trường bất động sản thành phố không xấu, do “tổng cầu về nhà ở có khả năng thanh toán” vẫn cao và sức mua, tính thanh khoản vẫn tốt. Nhưng, thị trường bất động sản hiện nay đang lâm vào tình thế khó khăn có tính nhất thời, đặc thù, bất bình thường, dẫn đến quy mô thị trường bị sụt giảm trong 2 năm gần đây, mà nếu không có các biện pháp xử lý hiệu quả thì có thể còn tiếp tục bị sụt giảm trong thời gian tới.

TRẦN MẠNH

Doanh nhân khống chế con tin trong Landmark 81 bị bắt thế nào

Sau tiếng nổ chát chúa, khói mịt mù, đặc nhiệm cơ động ập vào căn hộ tầng 43 toà nhà Landmark 81 đè chặt Đạt, giải cứu 2 người bị hắn khống chế.

Chiều 31/10, Nguyễn Hoàng Phi Đạt (29 tuổi, Chủ tịch Công ty Hoàng Gia có trụ sở trong toà nhà Landmark 81) bị Công an quận Bình Thạnh tạm giữ để điều tra hành vi Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật theo Điều 157 BLHS và dấu hiệu tội phạm khác.


 Tối hôm trước, ông chủ công ty bất động sản này bất ngờ dùng dao tấn công bị thương một người và khống chế hai người đàn ông khác. Đạt khoá cửa, hăm doạ không cho ai tiếp cận.

Suốt 3 giờ kêu gọi Đạt buông dao, thả người không có kết quả, hàng chục cảnh sát bao vây bên ngoài nghiên cứu địa hình, tìm đường vào trong. "Sau cánh cửa, Đạt la hét, thách thức cảnh sát và có dấu hiệu mất kiểm soát, có thể gây nguy hiểm cho con tin", trinh sát hình sự kể.

Đội đặc nhiệm thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (PK20E, Công an TP HCM) được huy động đến hiện trường. Nhiều phương án được đưa ra, trong đó ưu tiên việc khuyên can Đạt nhằm đảm bảo an toàn cho hai con tin. Cảnh sát quyết định dùng quả nổ nghiệp vụ không gây sát thương, chỉ có khói nhưng sẽ khiến Đạt hoảng sợ rời ra con tin.

Nhiều trinh sát cơ động mặc áo giáp, ôm khiên áp sát căn hộ. Sau tiếng nổ chát chúa và khói trắng mịt mù, Đạt hoảng loạn la hét. Cảnh sát ập vào đè chặt hắn xuống sàn, tước dao. Hắn bị áp giải đưa về trụ sở, kiểm tra chất ma tuý.

 Trước đó, chiều 30/10, anh Lê Hoàng Tuấn đến Công an phường 22 (Bình Thạnh) trình báo bị Đạt đánh, nhốt tại công ty và vừa trốn ra được. Anh là nhân viên của Đạt, đến xin nghỉ việc nhưng ông chủ nổi nóng bất thường.

Khi cảnh sát đến toà nhà Landmark làm việc với Đạt thì phát hiện hắn đang dùng dao khống chế hai người khác.

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

Thuế đất tăng nhà đầu tư tìm mua bất động sản nhà phố

Thông tin Hà Nội điều chỉnh giá đất trên địa bàn thành phố khiến người dân Thủ đô, đặc biệt là giới đầu tư sốt sắng tìm mua bất động sản nhà đất.

Theo Quyết định số 06/2019 QĐ-UBND về việc điều chỉnh giá đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, hệ số điều chỉnh giá đất sẽ tăng từ 1,2 đến cao nhất là 2,3 lần thuộc các quận nội thành và các quận liền kề trung tâm.



Ông Phạm Thanh Hưng, chuyên gia bất động sản cho rằng, thị trường bất động sản nhà phố Hà Nội sẽ chứng kiến mức tăng trưởng và thiết lập mặt bằng giá mới, đặc biệt tại các dự án có sản phẩm nhà gắn liền với đất.

Giá bất động sản nhà phố có thể tăng 30%

Thị trường bất động sản nhà phố - liền kề (là một trong những sản phẩm bất động sản có gắn với quyền sử dụng riêng về đất mà dân đầu tư thường gọi là nhà mặt đất, như: Nhà phố, Liền kề, Biệt thự, Đất nền…) những năm gần đây liên tục “khát” nguồn cung, đặc biệt tại các thị trường lớn như Hà Nội và TP.HCM.

Mức giá của loại hình bất động sản này tại những khu vực trung tâm luôn đắt giá, được xem là bất động sản cho giới siêu giàu, vì giá trị đầu tư cao, nhưng cũng đem lại những món lợi nhuận kếch xù.

Tại Hà Nội, sau khi Thành phố công bố quy hoạch, theo đó, hạn chế cấp phép các dự án thấp tầng ở nội đô, thì nguồn cung dự án nhà đất có vị trí “dát vàng” không còn tại 4 quận trung tâm, khách hàng chuyển qua “săn” đất tại các quận liền kề như Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai,… những nơi vẫn còn quỹ đất để xây dựng các dự án có tính quần thể, và đặt biệt, có sản phẩm nhà mặt đất.

Nhà phố những tháng qua tại Hà Nội đã tăng giá đáng kể, mức tăng 3-5% tại quận Cầu Giấy và Đống Đa. Các quận khác như Nam Từ Liêm, Hoàng Mai cũng có mức tăng đạt mức 2,5 - 3%. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia bất động sản, điểm thú vị đối với nhà phố tại thị trường Hà Nội trong quý III/2019, là những quận đã thiết lập mặt bằng giá cao ngất ngưởng như Ba Đình, Hai Bà Trưng đều ghi nhận biên độ tăng giá thấp nhất, dao động từ 2 - 2,8%. Ngược lại, những quận lân cận trung tâm lại có biên độ tăng lớn hơn.

Thông tin về việc thành phố Hà Nội ra quyết định điều chỉnh giá đất tăng khiến người dân Hà Nội, đặc biệt giới đầu tư sốt sắng tìm mua bất động sản nhà đất. Cụ thể, hệ số K đối với 4 quận nội thành cũ là 2,3; các quận còn lại từ 1,85 - 2,05; các huyện dao động từ 1,2 - 1,4.

Đặc biệt, thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 98/KH-UBND để điều tra, xây dựng bảng giá các loại đất trên địa bàn trong 5 năm tới, từ 2020 đến 2024.

Trước những thông tin này, chuyên gia bất động sản Phạm Thanh Hưng nhận định: “Thị trường sẽ chứng kiến giao dịch sôi động và sự tăng trưởng của bất động sản nhà mặt đất, đặc biệt là các sản phẩm nhà phố của các dự án lớn. Những quận nội thành vẫn sẽ giữ đỉnh giá, có tăng nhẹ. Riêng các quận giáp ranh sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới. Tôi đánh giá, mức giá bất động sản nhà phố có thể tăng 20% - 30% trong thời gian tới. Nếu nhìn lại, thì trong chu kỳ 10 - 15 năm qua, mức tăng 200 - 300% đã rất nhiều dự án đạt và vượt”.

Nhà đất: Giá trị “thặng dư” từ đất và… hơn thế nữa

Để trở thành một nhà đầu tư bất động sản thành công, trước hết, các nhà đầu tư cần xác định rõ mục đích đầu tư của mình. Ví dụ như, mục đích để khai thác và thu nhập dòng tiền, hay mục đích để chờ lãi vốn? Những sản phẩm hiếm hoi có được cả hai thì được gọi là lợi nhuận kép. Và sản phẩm nhà phố thương mại là loại đặc trưng nhất.

Những năm gần đây, giới giàu và siêu giàu lựa chọn bất động sản nhà đất nằm trong đại dự án, các khu đô thị vì đáp ứng được mọi nhu cầu và an ninh đảm bảo. Và vì điều quan trọng nhất, đó là cơ hội kinh doanh khai thác cũng như lãi vốn trong tương lai là rất cao. Nói ví dụ, nếu như nhà phố ở trung tâm hiện đang khoảng 500 - 700 triệu đồng/m2, để tăng lên gấp đôi sẽ rất khó khăn, thậm chí là không thể do hạ tầng quá tải. Nhưng với mức giá 100 - 150 triệu đồng/m2 ở quanh Vành đai 3, thì khả năng tăng gấp đôi trong vài năm là khá hiện thực.

Theo ông Phạm Thanh Hưng, việc bất động sản nhà đất dự án không đơn thuần là vì “tấc đất tấc vàng” mà điều quan trọng làm nên giá trị “thặng dư” của loại hình bất động sản này là giá trị vô hình từ cộng đồng – một trong những yếu tố quyết định chất lượng cuộc sống.

Giá trị “thặng dư” từ cộng đồng thậm chí nhiều khi còn giúp gia tăng giá đất lên gấp nhiều lần, nếu chủ đầu tư biết xây dựng và phát triển dự án trở thành một nơi đầy sức sống và sầm uất.

Đó là lý do mà nhiều dự án đã trở thành bảo chứng, thành điểm đến, thành sự lựa chọn ưu tiên số 1 cho bất cứ ai khi nghĩ đến một cuộc sống thực sự chất lượng. Người ta chọn Vinhomes Riverside (Long Biên, Hà Nội) để tận hưởng cuộc sống thảnh thơi, nghỉ dưỡng; người ta chọn Ciputra Tây Hồ Tây để sống trong một cộng đồng thành đạt, văn minh; chọn Gamuda Gardens (Hà Nội) hay Celadon City (TP.HCM) để sống xanh trọn vẹn;…

Mới đây nhất, tại Hà Nội, Bitexco Group – một chủ đầu tư đã thành danh trong việc xây dựng bất động sản mang tính biểu tượng như Tháp tài chính Bitexco 68 tầng, có kinh nghiệm cả trong việc phát triển dịch vụ 6 sao (khách sạn JW Marriott) và xây dựng cộng đồng thịnh vượng (The Manor Hà Nội) đã giới thiệu ra thị trường dự án The Manor Central Park.

Dự án được quy hoạch và xây dựng để trở thành “Kỷ nguyên mới của 36 phố phường” – là điểm đến mới của người dân Hà Nội sầm uất, sôi động và thịnh vượng. Sau một thời gian khá dài ấp ủ, nay chính thức được ra mắt thông qua hệ thống phân phối của CenLand.

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2019

Loay hoay quản lý người nước ngoài mua nhà Việt Nam

21 dự án bất động sản do người nước ngoài thâu tóm tại Đà Nẵng bị “tuýt còi” cho thấy cơ quan chức năng đang loay hoay trong việc quản lý vấn đề này.



Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến nay có khoảng gần 3.000 tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài mua nhà tại Nam. Cụ thể, có 944 tổ chức, cá nhân người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam, được cấp giấy chứng nhận (GCN), cơ quan Việt Nam công nhận; 2.034 người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà tại Việt Nam.

Từ khi Luật Nhà ở năm 2015 có hiệu lực, số lượng cá nhân và tổ chức nước ngoài mua nhà ở Việt Nam gia tăng. Bộ Xây dựng cho biết gần 3.000 tổ chức, cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu BĐS tại Việt Nam là những con số đã đăng ký với Sở Xây dựng các địa phương.

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều địa phương có khu du lịch, người nước ngoài “núp bóng” người Việt Nam sở hữu bất động sản (BĐS) ở Việt Nam chưa thống kê được. Điều này gây bức xúc trong dư luận và đặc biệt là các địa phương không quản lý được, nguy cơ mất an ninh trật tự.

Đáng chú ý, một số dự án nhà đầu tư ngoại quan tâm lại ở một số địa điểm nhạy cảm, ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng như ven biển, gần sân bay, trên sông, sát biên giới như vùng lân cận sông Đồng Nai, gần khu vực sân bay Long Thành, khu vực Vân Đồn, Vân Phong…

Mới đây, báo chí đã thông tin về việc 21 lô đất ven biển Đà Nẵng đứng tên người Trung Quốc, gây những phản ứng trái chiều trong dư luận.

Bình luận về vấn đề người nước ngoài sở hữu BĐS tại Việt Nam, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, cho rằng 21 lô đất tại Đà Nẵng mới đây được phát hiện là của chủ người Trung Quốc nhưng do người Việt đứng tên là những phát hiện nhỏ lẻ.

“Thậm chí, có tập đoàn nước ngoài từng được giao dự án lớn tại vùng ven biển, lại đánh tiếng muốn thuê thêm mở rộng với số lượng từ hàng trăm đến hàng ngàn héc ta đất”, ông Châu chia sẻ.

Trả lời báo chí liên quan tới việc người nước ngoài “núp bóng” mua nhà tại Việt Nam, ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), cho biết Bộ không quản lý về đầu tư nước ngoài.

Tại Nghị định 99 của Chính phủ nêu: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các địa phương công bố rõ khu vực đất không ảnh hưởng tới an ninh, quốc phòng để người nước ngoài được phép mua nhà.

“Hiện nay, rất nhiều địa phương như Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An… đã công bố khu vực an ninh quốc phòng, chỗ nào người nước ngoài được phép mua nhà. Về việc người Trung Quốc “núp bóng” người Việt Nam mua nhà hay về đầu tư nước ngoài thì phải hỏi Bộ KH&ĐT”, ông Ninh cho hay.

Khi báo chí đặt câu hỏi về quản lý người nước ngoài “núp bóng” sở hữu BĐS ở Việt Nam trong một buổi họp báo của Bộ KH&ĐT, Thứ trưởng Vũ Đại Thắng khẳng định sẽ làm rõ việc vốn Trung Quốc “núp bóng” đầu tư vào Việt Nam từ Hồng Kông, từ Trung Quốc đại lục ở một số ngành và lĩnh vực.

Ông Nguyễn Việt Phong, Vụ trưởng Vụ Thống kê xây dựng và vốn đầu tư, Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT), cho biết chưa có điều tra cụ thể, còn trên góc độ nhà thu thập thống kê thì cơ quan này không nắm được số liệu chi tiết.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng để nắm được doanh nghiệp ngoại thâu tóm chính thức doanh nghiệp nội thì có thể căn cứ vào các báo cáo và công bố thông tin xoay quanh các giao dịch mua bán cổ phiếu. Bởi bất cứ cổ đông lớn nào đang sở hữu 5% vốn trở lên đều phải công bố thông tin.

Nếu để xem xét và ngăn chặn những vụ thâu tóm ngầm thì chỉ cần kiểm tra khoanh vùng các dự án nghỉ dưỡng, BĐS lớn với hàng trăm héc ta ở các khu du lịch ven biển, các vị trí trọng yếu ở nhiều tỉnh, thành có liên quan về an ninh quốc phòng. Còn khi các dự án lớn lại giao cho những doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ thì phải xem xét nguồn gốc vốn từ đâu để thực hiện.

“Tuy nhiên, vấn đề là công tác phân cấp cho các địa phương cần rõ ràng và cần có quy định cụ thể trách nhiệm từng cá nhân, địa phương khi có người nước ngoài “núp bóng” mua BĐS mà không nắm được”, chuyên gia này nhấn mạnh.

Ngọc Vy

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019

Tín dụng bất động sản chiếm hơn 19% tổng dư nợ nền kinh tế

Trong báo cáo vừa được Ngân hàng Nhà nước trình Quốc hội và các đại biểu Quốc hội, các lĩnh vực rủi ro bat dong san và chứng khoán đều tăng so với cuối năm ngoái. Đặc biệt, tính đến tháng 8, tín dụng bất động sản tăng tới 14,58%.

Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 30-9, tín dụng tăng 9,4% so với cuối năm 2018. Cơ cấu tín dụng tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực, trong đó tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh và lĩnh vực ưu tiên.



Đến tháng 8, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 6% so với cuối năm 2018, chiếm khoảng 24,26% tổng dư nợ đối với nền kinh tế; doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 11,42%, chiếm 18,67%; lĩnh vực xuất khẩu tăng 13,21%, chiếm 3,16%; lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 1,85%, chiếm 2,91%; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 22,04%, chiếm 0,41%.

Đối với các lĩnh vực rủi ro, đến tháng 8, tín dụng đối với bất động sản (bao gồm cả mục đích kinh doanh và mục đích tự sử dụng) tăng 14,58% so với cuối năm 2018, chiếm 19,14% tổng dư nợ nền kinh tế.

Lĩnh vực đầu tư, kinh doanh chứng khoán tăng 8,7%, chiếm 0,4%. Tín dụng phục vụ nhu cầu đời sống tăng 13,92%, chiếm 20,69%. Ước đến tháng 9, các dự án BOT, BT giao thông tăng 1,85%, chiếm 1,4%.

Đối với cho vay dự án BOT, BT, Ngân hàng Nhà nước cũng báo cáo hiện có nhiều dự án BOT, BT giao thông đã hoàn thành, đi vào khai thác có doanh thu không đạt như phương án tài chính ban đầu với dư nợ khoảng 53.000 tỉ đồng, có nguy cơ phải cơ cấu nợ, phát sinh nợ xấu cho các ngân hàng thương mại.

Nhằm tạo điều kiện triển khai có hiệu quả hoạt động cho vay đối với các dự án giao thông theo hình thức BOT, phục vụ phát triển kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ ngành liên quan phối hợp chặt chẽ và tham gia hỗ trợ tích cực với ngành ngân hàng hoàn thiện cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông.

Bên cạnh đó, các cơ quan cần tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm huy động những nguồn vốn có tính chất dài hạn phù hợp với nhu cầu vốn dài hạn của các dự án. Mặt khác, các vướng mắc liên quan đến thu phí và triển khai thu phí tự động không dừng cần được tập trung xử lý.

Tính đến ngày 30-9-2019, tổng phương tiện thanh toán tăng 8,86% so với cuối năm 2018. Về lãi suất, mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì ổn định. Một số tổ chức tín dụng, bao gồm các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và một số ngân hàng thương mại cổ phần lớn, đã tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên.

Hiện mặt bằng lãi suất huy động phổ biến ở mức 0,5-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5%-5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng; 5,5-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng; 6,6-7,3% đối với kỳ hạn trên 12 tháng. Lãi suất cho vay phổ biến ở mức 6-9%/năm đối với ngắn hạn; 9-11% đối với trung và dài hạn.

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019

Loạn giám đốc sàn bất động sản tự phong

Chung tự giới thiệu là giám đốc sàn bất động sản, nhưng thực tế chỉ là cộng tác viên cho một số đơn vị phân phối. 

Trên tấm danh thiếp dùng để giao dịch với khách hàng, đối tác, chức danh của anh Chung là giám đốc sàn. Tuy nhiên, anh Chung không đăng ký kinh doanh, không có nhân sự thường xuyên mà sử dụng cộng tác viên. Trong khi đó, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp và ít nhất 2 người có chứng chỉ hành nghề môi giới địa ốc.



Sàn bất động sản của anh cũng không có trụ sở riêng mà gắn biển chung với một cửa hàng bán đồ thời trang trẻ em. Thời gian chủ yếu anh ngồi "làm việc", tiếp khách ở các quán cà phê. 

Tự nhận là giám đốc sàn bất động sản, song thực tế anh Chung vẫn đi cộng tác với các đại lý phân phối để bán hàng. "Giới thiệu là giám đốc sàn thì đi làm việc với khách hàng, đặc biệt là các nhà đầu tư vấn dễ tư vấn vì được họ tin hơn", anh Chung lý giải. 

 Trong khi đó, một số môi giới bất động sản lại đóng nhiều vai khi làm việc, tư vấn với đối tác, khách hàng. Nếu gặp khách mua bất động sản thổ cư, nhà phố, anh Trường đưa tấm danh thiếp giám đốc sàn. Còn nếu gặp khách mua căn hộ chung cư, anh đưa tấm danh thiếp giới thiệu mình là trưởng nhóm kinh doanh của một sàn bất động sản lớn, đang phân phối dự án đó. Ngoài 2 nơi này, anh Trường còn cộng tác với vài sàn khác. Với mỗi nhóm khách hàng, anh lại "linh hoạt" sử dụng các chức danh khác nhau để giao dịch. 

"Có những người tự nhận là giám đốc sàn nhưng cùng lúc cũng cộng tác với 2-3 sàn khác bất động sản làm nhiễu loạn thị trường", đại diện CenGroup chia sẻ.

Tình trạng nở rộ các "giám đốc sàn tự phong" cũng khiến nhiều sàn bất động sản lớn đau đầu. Ông Vũ Cương Quyết, Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ và Địa ốc Đất xanh Miền Bắc cho biết, tình trạng này không chỉ gây khó khăn cho các sàn lớn trong việc quản lý thương hiệu doanh nghiệp mà còn khiến người mua như bị lạc trong "mê hồn trận". 

"Việc họ sử dụng thương hiệu của chúng tôi bán các dự án không phải của Đất Xanh miền Bắc phân phối có thể gây rủi ro lớn. Nếu dự án đó gặp vấn đề gì, chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng", ông Quyết nói, đồng thời cho biết từng có trường hợp này xảy ra. Doanh nghiệp này cũng liên tục nâng cấp hệ thống quản lý nhân viên môi giới, công khai thông tin trên website để khách hàng biết dự án nào do đơn vị này phân phối, song cũng khó để đảm bảo sự tuyệt đối. 

Theo số liệu thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), hiện cả nước có khoảng 300.000 người hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản, song chỉ 10% có chứng chỉ nghề, một tỷ lệ rất thấp. Đó là chưa kể năng lực hành nghề của những người có chứng chỉ cũng còn nhiều vấn đề. Ngoài ra, tình trạng tự nhận là giám đốc các sàn bất động sản theo ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký VARS cũng diễn ra rất phổ biến. 

Thực tế này đã dẫn đến nhiều hệ lụy cho thị trường bất động sản, rủi ro cho người mua. "Sự thiếu nghiêm túc, làm ăn chộp giật trong hoạt động môi giới là mầm mống, nguy cơ dẫn đến tình trạng thổi giá, lừa đảo và những biến động bất thường của thị trường bất động sản", ông Đính nhận định. 

Tuy nhiên, theo ông, việc quản lý hoạt động này hiện chưa đầy đủ khung pháp lý, người mua nhà cũng chưa có góc nhìn đúng đắn về vai trò của môi giới dễ dẫn đến tình trạng tự phát, tự phong nở rộ. 

Nguyễn Hà

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2019

Kim Oanh Group hợp tác chiến lược với OCB, CornerStone Việt Nam và Trung Hậu

Ngày 14-10-2019, Kim Oanh Group đã tổ chức lễ ký kết hợp tác toàn diện với Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), đồng thời ký thỏa thuận hợp tác với Công ty CornerStone Việt Nam và Công ty cổ phần Xây dựng Trung Hậu.

* HỢP TÁC ĐỂ ĐI XA HƠN

Theo biên bản ký kết, OCB cam kết sẽ đồng hành và tài trợ vốn cho Kim Oanh Group trong hoạt động kinh doanh, đầu tư phát triển dự án bất động sản. Đồng thời, OCB cũng sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn và các gói tài chính hỗ trợ cho khách hàng mua sản phẩm tại các dự án của Kim Oanh Group với lãi suất ưu đãi.



Không chỉ đẩy mạnh mở rộng hợp tác với các đối tác uy tín, gia tăng sức mạnh cộng hưởng, gần đây Kim Oanh Group đang chuẩn bị nguồn nhân lực và tài chính để bước vào giai đoạn bứt phá toàn diện.

OCB là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam với mạng lưới hơn 200 đơn vị kinh doanh trên cả nước. Hợp tác chiến lược với OCB sẽ giúp Kim Oanh Group đảm bảo nguồn tài chính vững chắc cho chiến lược phát triển sắp tới.

Trong khi đó, với thế mạnh về tư vấn, cung cấp dịch vụ quản lý và có mối quan hệ sâu rộng với nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam và trên thế giới, CornerStone Việt Nam sẽ hỗ trợ Kim Oanh Group phát huy hết tiềm lực sẵn có. Thông qua CornerStone Việt Nam, Kim Oanh Group cũng sẽ có thêm mối quan hệ với các đối tác và khách hàng nước ngoài, tăng cơ hội tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Bởi CornerStone Việt Nam quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu, từng làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia có cả trăm năm kinh nghiệm phát triển bất động sản như Savills Việt Nam, Indochina Properties, Ernst & Young, Hyatt và Starwood Hotels…

Còn Trung Hậu là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về lĩnh vực tổng thầu thiết kế và thi công công trình công nghiệp tại Việt Nam. Hợp tác với Trung Hậu, Kim Oanh Group sẽ được cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn thiết kế và xây dựng nhà xưởng chuẩn bị cho việc tham gia phân khúc bất động sản công nghiệp, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các doanh nghiệp.

Hiện nay, Kim Oanh Group đang sở hữu quỹ đất hơn 500 ha tại những thị trường trọng điểm như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai. Đây là một trong những lợi thế lớn để Kim Oanh tập trung phát triển các khu đô thị quy mô lớn từ 50 – 100 héc ta với hệ thống tiện ích khép kín trong thời gian tới.

* 16 DỰ ÁN CHUẨN BỊ TRIỂN KHAI

Sau hơn 11 năm hình thành và phát triển, Kim Oanh Group đã phát triển hệ thống gồm 6 công ty thành viên, 9 chi nhánh với hơn 1.000 nhân viên giàu kinh nghiệm, am hiểu thị trường bất động sản. Sắp tới, Kim Oanh sẽ mở rộng thêm một số chi nhánh mới nhằm giúp nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng.

Không chỉ đẩy mạnh mở rộng hợp tác với các đối tác uy tín, gia tăng sức mạnh cộng hưởng, gần đây Kim Oanh Group đang chuẩn bị nguồn nhân lực và tài chính để bước vào giai đoạn bứt phá toàn diện.

Bà Đặng Thị Kim Oanh, Tổng giám đốc Kim Oanh Real (thành viên nòng cốt của Kim Oanh Group), cho biết việc hợp tác với OCB, CornerStone Việt Nam và Trung Hậu có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ của Kim Oanh Group. Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới là bước khởi đầu bởi công ty vẫn đang tiếp tục đàm phán hợp tác với nhiều đối tác khác trong các lĩnh vực tài chính; xây dựng; phát triển bất động sản; quy hoạch, thiết kế kiến trúc; thương mại, dịch vụ…

“Thị trường bất động sản cạnh tranh ngày càng gay gắt nhưng Kim Oanh Group tự tin sẽ phát triển mạnh trong dài hạn nhờ nền tảng vững mạnh về tài chính, quỹ đất dồi dào và khả năng tiếp cận thị trường. Đặc biệt, việc bắt tay liên kết với các đối tác lớn và chuyên nghiệp như OCB, CornerStone Việt Nam cũng như Trung Hậu sẽ đưa thương hiệu Kim Oanh Group lên tầm vóc mới”, bà Oanh chia sẻ.

Bà Oanh cũng cho biết, từ nay đến năm 2020, Kim Oanh Group dự kiến sẽ triển khai 16 dự án với hàng chục ngàn sản phẩm nhà ở thuộc đủ mọi phân khúc thị trường như đất nền, nhà phố, shophouse, biệt thự và căn hộ. Đặc biệt, một khu đô thị thương mại - công nghiệp quy mô 106 héc ta sẽ được triển khai tại Bình Dương ngay trong năm nay để phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp mở cơ sở sản xuất. 

Trên thực tế, thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư cho thấy trong 8 tháng đầu năm 2019, Bình Dương đã thu hút gần 2 tỷ USD vốn FDI, tăng 74% so với cùng kỳ năm 2018 và đứng thứ 3 cả nước. Tính lũy kế, hiện nay Bình Dương đang có hơn 3.600 dự án FDI đang hoạt động với tổng vốn đầu tư khoảng 33 tỉ USD. Tất cả biến Bình Dương thành “cứ điểm” sản xuất và làm gia tăng nhu cầu nhà xưởng của các doanh nghiệp. Đây chính là một cơ hội rộng mở cho Kim Oanh Group và các đối tác chiến lược khi bắt tay phát triển mảng bất động sản công nghiệp.

Nguyệt Vy

Bất động sản thấm đòn: Loạt dự án "chết lâm sàng" vì bị… siết tín dụng

Từ đầu năm 2019, các ngân hàng đã giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 45% xuống 40%. Điều này khiến hàng loạt doanh nghiệp bất động sản vốn đã khốn lại càng khó hơn. Do đó, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần chủ động tìm nguồn vốn mới để tự “giải nguy” cho mình.

Nhiều dự án “đứng hình”

Theo tìm hiểu, từ cuối năm 2014, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành thông tư 36 về hạn chế tín dụng vào bất động sản. Từ đó đến nay NHNN cũng đã nhiều lần điều chỉnh lộ trình hạn chế tín dụng vào bất động sản. Điều này đã làm cho một số doanh nghiệp bất động sản phải “đuối sức”, nhiều dự án rơi vào tình cảnh “chết lâm sàng”.



Đầu năm 2019, các ngân hàng đã giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 45% xuống 40%. Hệ số rủi ro với hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản cũng nâng từ 150% lên 200%. Điều này khiến hàng loạt doanh nghiệp bất động sản vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Theo tìm hiểu, vừa qua, đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp giữa khách hàng với chủ đầu tư về trễ hẹn bàn giao nhà do... khát vốn. Điển hình như tại dự án Park Vista trên đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè; dự án CT Plaza Nguyên Hồng (số 18 Nguyên Hồng, phường 1, quận Gò Vấp) do Công ty Cổ phần Nguyên Hồng làm chủ đầu tư; dự án CT Home Bình Thạnh (số 471 Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh) do Công ty Cổ phần Xây dựng và Trang trí Nội thất Cát Tường làm chủ đầu tư...

Theo các khách hàng, họ đã nhiều lần khiếu nại chủ đầu tư nhưng chỉ nhận những lời hứa. Chủ đầu tư mong khách hàng thông cảm vì công ty gặp khó khăn, trong khi thị trường bất động sản bị siết dòng tiền, dẫn đến dự án bị chậm tiến độ so với kế hoạch.

Cần chủ động tìm nguồn vốn mới

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, thị trường bất động sản TPHCM đang vào giai đoạn vô cùng khó khăn do giao dịch ảm đạm, thủ tục pháp lý ách tắc, ngân hàng siết nguồn tín dụng. Hàng loạt dự án bất động sản rơi vào bế tắc, có dấu hiệu “chết lâm sàng”.

Ông Châu khuyến nghị doanh nghiệp bất động sản cần phải đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, chuẩn bị được quỹ đất dự án, chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án, tính minh bạch trong quản trị doanh nghiệp... để đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng. Các doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng các nguồn vốn khác thay thế do ngày càng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Đồng thời, các doanh nghiệp luôn luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, giữ chữ tín, đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ thi công, bàn giao nhà, xây dựng căn hộ thông minh, tòa nhà thông minh, hình thành không gian sống xanh, thân thiện môi trường.

Ngoài ra, doanh nghiệp bất động sản cũng cần coi trọng công tác hậu mãi chăm sóc khách hàng, để có thể huy động được nguồn vốn ứng trước của khách hàng theo đúng quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản (được huy động đến 70% giá trị hợp đồng nếu chưa bàn giao nhà, được huy động đến 95% giá trị hợp đồng nếu đã bàn giao nhà).

Đồng quan điểm với ông Châu, Tiến sĩ Bùi Quang Tín (Đại học Ngân Hàng TPHCM) cũng cho rằng, chính vì việc tiếp cận vốn ngân hàng khó hơn trước dù không phải là khó cho tất cả đối tượng mà chỉ khó cho một vài phân khúc, một vài chủ đầu tư nhưng sẽ tạo cơ hội cho nhiều chủ đầu tư, kể cả người dân cũng được mở ra hướng tiếp cận vốn mới giống như thị trường tài chính trên thế giới.

Theo Tiến sĩ Bùi Quang Tín, cách thức mà các doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang phát hành trái phiếu cũng là một cách để họ tiếp cận nguồn vốn mới. Và điều đó hoàn toàn phù hợp với thị trường hiện nay. Bởi vì, hơn 70% dòng vốn của hệ thống ngân hàng là dòng vốn ngắn hạn, nên nếu như dòng vốn đó cứ “chảy” vào thị trường bất động sản, kể cả các doanh nghiệp theo hình thức vốn ngắn hạn và cho vay trung hạn thì rõ ràng sẽ ảnh hưởng tới rủi ro về kỳ hạn, rủi ro lãi suất.

Do đó hiện nay các doanh nghiệp đã chủ động hơn trong cách tiếp cận dòng vốn mới. Đó là chưa kể ngoài trái phiếu doanh nghiệp ra thì họ còn có thể phát hành các cổ phiếu, cũng như có thể huy động vốn thông qua FDI, thông qua các hình thức sáp nhập và mua lại (M&A)…

“Thị trường bất động sản khó khăn như hiện nay là một thời điểm thuận lợi để thị trường tài chính phát triển. Và đây cũng chính là một kênh huy động vốn rất tốt không chỉ là bây giờ mà còn trong thời gian tới, chính là điểm nổi bật, điểm tựa mới cho các doanh nghiệp bất động sản để sau đó họ có nguồn vốn trung, dài hạn chứ không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn ngắn hạn của hệ thống ngân hàng”, Tiến sĩ Bùi Quang Tín nói.

Quế Sơn

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2019

Diễn đàn bất động sản Việt Nam 2019

Diễn đàn là một sân chơi lớn, vừa là nơi giao lưu học hỏi vừa là nơi trao đổi kinh nghiệm. Trong đó cũng bao gồm các nội dung gắn với tình hình thực tiễn, xoay quanh hoạt động của doanh nghiệp bất động sản.

Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên lần 2 sẽ được tổ chức vào ngày 27/11 tới đây. Trước thềm diễn ra sự kiện, Reatimes ghi lại những chia sẻ của đại diện Ban Tổ chức - ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng).

"Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2017. Năm 2018, Hiệp hội tập trung vào hai sự kiện lớn, cũng có những ý nghĩa tương tự Diễn đàn: Giải thưởng Quốc gia Bất động sản Việt Nam và Hội nghị Bất động sản Quốc tế IREC lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam. Trong năm 2019, Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên lần 2 là hoạt động lớn nhất do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp cùng Kênh truyền hình Kinh tế - Tài chính VITV tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ Xây dựng.

Mục tiêu chính của Diễn đàn là tạo một sân chơi lớn - là nơi giao lưu học hỏi và trao đổi kinh nghiệm cho các doanh nghiệp. Diễn đàn bao gồm các nội dung gắn với tình hình thực tiễn, xoay quanh hoạt động của doanh nghiệp bất động sản. Bởi thực chất, thị trường bất động sản gặp phải nhiều vướng mắc, từ cơ chế chính sách, thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, Diễn đàn lần 2 sẽ phác hoạ lại bức tranh toàn cảnh thị trường năm 2019. Đồng thời, cũng đưa ra những dự báo, định hướng cho thị trường tiếp tục phát triển.

Về quy mô tổ chức, Diễn đàn lần 2 có sự tham dự của đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, lãnh đạo các bộ, ngành liên quan đến đất đai, thuế, hành chính; các chuyên gia, nhà khoa học nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, bất động sản, xây dựng; cộng đồng doanh nghiệp.
Diễn đàn được tổ chức trong 1 ngày, phiên buổi sáng dự kiến sẽ có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Xây dựng với bài phát biểu tổng quan về thị trường và công tác quản lý Nhà nước về thị trường bất động sản.

Tiếp đó là bài phát biểu của Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam về tổng quan thị trường bất động sản trong năm 2019 và định hướng phát triển trong năm 2020. Tiếp đó là các phiên thảo luận xoay quanh các bất cập, khó khăn, vướng mắc, thời cơ và cơ hội mới cho thị trường trong năm 2020 và những năm tiếp theo. Buổi chiều cùng ngày sẽ tổ chức hai phiên thảo luận mở với các chủ đề hấp dẫn của thị trường bất động sản.

Diễn đàn năm nay sẽ chủ yếu tập trung vào các vấn đề nổi bật nhất của thị trường. Đầu tiên là cơ chế chính sách. Nhiều chuyên gia cho rằng, đây là “cục máu đông” trong giai đoạn 2018 - 2019 - điểm nghẽn của thị trường. Bằng chứng là tại các thị trường lớn như Hà Nội, TP.HCM, thời gian qua số dự án mở bán mới rất ít. Nguyên nhân không phải do thiếu đất đai, thiếu quy hoạch mà trọng điểm vẫn là Nhà nước đang tổng rà soát lại các dự án đang triển khai.

Động thái này đã khiến các cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản “chững lại” để xem xét. Một phần là họ lo sợ trách nhiệm nên mới “câu giờ” hoặc “đá bóng vòng quanh”. Điều này dẫn đến tình trạng dự án đầu vào của thị trường “nhỏ giọt”, kéo theo đầu ra năm 2019 và những năm tiếp theo rơi vào tình trạng khan hiếm hàng hoá, thậm chí câu chuyện tăng giá, làm giá có thể xảy ra.

Tuy nhiên, giai đoạn này cũng chỉ mang tính chất cục bộ, không kéo dài như giai đoạn khủng hoảng của năm 2009. Từ thực trạng này có thể thấy, thị trường đang đi về phía giá trị thực. Tức là người mua có nhu cầu thực, người bán phải xem xét trên rất nhiều khía cạnh để quyết định giá trị sản phẩm của mình để bán trên thị trường. Từ đó, cũng có thể thấy rằng, khi thị trường mở bán dự án mới chắc chắn sẽ tiêu thụ tốt hơn.

Thứ hai là vấn đề thủ tục hành chính. Hiện nay, để xảy ra những bất cập về thực thi pháp luật, một phần lỗi do những người thực thi pháp luật thiếu chuyên nghiệp, sợ trách nhiệm và không theo kịp sự phát triển của thị trường. Đây là một những vấn đề phải cải thiện mạnh mẽ. Bởi minh chứng rõ ràng, có những dự án từ khi triển khai thực hiện đến khi mở bán phải qua rất nhiều khâu, công đoạn, tốn rất nhiều thời gian và phía sau là câu chuyện tốn kém nhiều kinh phí. Hậu quả khiến cho các nhà phát triển mất cơ hội đầu tư, mất thời cơ, nản ý chí.

Tồn tại nhiều bất cập như vậy, làm sao để tháo gỡ? Tại Diễn đàn bất động sản thường niên lần 2, chính các nhà đầu tư, nhà phát triển bất động sản sẽ hiến kế. Bên cạnh đó, các hiệp hội được mời tham gia cũng chia sẻ các giải pháp, tháo gỡ.

Cuối cùng là câu chuyện định hướng thị trường, Diễn đàn sẽ có nhiều bài viết, tham luận về một số lĩnh vực trong thời gian tới để thị trường tiếp tục phát triển tốt. Điển hình là thị trường condotel, mặc dù còn nhiều tồn tại bất cập về pháp lý song nhu cầu vẫn rất lớn. Với thị trường nhà ở, dư địa phát triển còn cao và cầu cũng lớn hơn cung. Bất động sản công nghiệp là một sân chơi mới. Xưa nay, chúng ta mới chỉ quan tâm đến việc xây dựng nơi sản xuất trong khi đó những khu nhà ở công nhân lại chưa được chú ý. Có những tổ hợp hàng vạn công nhân nhưng thiếu nơi cư trú cho họ…

Tất cả những vấn đề đó sẽ được “mổ xẻ” tại Diễn đàn lần này. Mục tiêu cuối cùng của Diễn đàn bất động sản Việt Nam thường niên lần 2 vẫn là tháo gỡ những khó khăn vướng mắc hiện tại cho thị trường bất động sản để tiếp tục phát triển ổn định và bền vững trong thời gian tới"./.
Hồng Vũ (ghi)